Trong những năm qua Bảo Lộc là thành phố phát triển ngày càng nhanh và tương lai sẽ có nhiều dự án tiềm năng. Để đầu tư bất động sản Bảo Lộc thành công, bạn nên nắm vững những thông tin quy hoạch Bảo Lộc sau.
Contents
Vài nét về Bảo Lộc
Thành phố Bảo Lộc là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Đây là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng.Trung tâm thành phố Bảo Lộc các trung tâm TPHCM là 193km về hướng tây nam theo quốc lộ 20. Đây là tỉnh nông nghiệp có thế mạnh về ngành sản xuất trà.
Bảo Lộc nằm trên Quốc lộ 20, nếu tính từ trung tâm thành phố Bảo Lộc thì Bảo Lộc cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 193 km đường bộ về hướng Tây Nam theo tuyến quốc lộ 20, trung tâm thành phố cách thành phố Đà Lạt 110km về hướng Bắc theo tuyến quốc lộ 20, cách Phan Thiết và Dầu Giây mỗi nơi 121 km theo quốc lộ 55 và quốc lộ 20.
Thành phố Bảo Lộc nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:
- Phía tây nam giáp huyện Đạ Huoai.
- Các phía còn lại giáp huyện Bảo Lâm.
Thành phố Bảo Lộc có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng.
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã trực thuộc gồm:
- 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến.
- 5 xã: Đại Lào, Đambri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh với 120 thôn, buôn, xóm, tổ dân phố.
Địa hình, khí hậu và thủy văn của Bảo Lộc
Địa hình thành phố Bảo Lộc gồm 3 dạng chính là núi cao, đồi dốc và thung lũng:
- Núi cao: Tập trung ở khu vực phía Tây Nam, có các ngọn núi cao từ 800m-1000m so với mặt nước biển.
- Đồi dốc: Gồm các khối bazan bị chia cắt, tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có phần đỉnh tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 800 đến 850 m.
- Thung lũng: Tập trung chủ yếu ở xã Lộc Châu và Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích của toàn thành phố.
Hệ thống thủy văn bao gồm có 4 hệ thống:
- Hệ thống sông DaR Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố Bảo Lộc, là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm. Các suối này có nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía nam và tây Bảo Lộc.
- Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa.
- Nước ngầm: Nhìn chung khu vực Bảo Lộc có trữ lượng nước ngầm khá, chất lượng nước tương đối tốt.
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22 °C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4 °C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6 °C.
- Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày, mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.830 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9.
- Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%.
- Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính: Gió Đông Bắc và Gió Tây Nam.
- Nắng trung bình, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù.
Mục tiêu phát triển của Bảo Lộc
- Là một trong những đầu mối giao thương với các vùng kinh tế quốc gia như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Quy hoạch Bảo Lộc từ đô thị loại III lên thành đô thị loại II và tiến tới tiệm cận các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2040.
Xây dựng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược phát triển thành phố Bảo Lộc gắn liền với vùng phụ cận phía Nam tỉnh Lâm Đồng, xứng tầm là đô thị cấp vùng, một thành phố tỉnh lỵ trong tương lai. - Phát triển các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, các cơ sở kinh tế – xã hội của khu vực quy hoạch phù hợp với đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Phát triển không gian thành phố Bảo Lộc đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo chiến lược tăng trưởng xanh, trở thành một đô thị hiện đại, sinh thái với các làng đô thị xanh và đặc thù cảnh quan của xứ B’Lao.
Định hướng quy hoạch không gian thành phố Bảo Lộc
- Đây là đô thị tổng hợp, trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh, việc tổ chức định hình không gian cho thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận tạo thành một cực phát triển về kinh tế – xã hội cân bằng so với khu vực phía Bắc tỉnh là thành phố Đà Lạt và khu vực trung tâm tỉnh.
- Bảo Lộc có những lợi thế vượt trội so với những địa phương khác về vị trí địa lý, đa dạng địa hình. Bên cạnh đó những năm gần đây các địa phương vùng phụ cận cũng phát huy thế mạnh của mình, hướng đến mục tiêu chia sẻ và tương tác với các chức năng đô thị của thành phố Bảo Lộc, cùng nhau phát triển theo hướng tốt nhất.
- Việc phát triển mở rộng không gian thành phố Bảo Lộc ra khu vực phụ cận là những yếu tố đặc trưng về văn hóa, bản sắc tự nhiên của khu vực, gắn kết hệ thống cảnh quan mặt nước – suối – núi. Đây là những yếu tố giúp Bảo Lộc ngày càng phát triển và đi lên theo hướng tích cực.
- Tại đây được khai thác triệt để về phần không gian mở và các khu dân cư truyền thống, hệ thống cảnh quan mặt nước – suối – núi.
Định hướng phát triển quy hoạch bản đồ Bảo Lộc
- Định hướng phát triển các mối liên hệ giữa khu đô thị mới và đô thị hiện hữu theo hình thái kiến trúc đặc trưng cho thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.
- Định hướng không gian cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở, giúp khu vực này có sự thông thoáng cũng như phát triển đi lên theo một chiều hướng cố định.
- Nơi đây được định hướng phát triển không gian khu vực ngoại thị, khu ở nông thôn và các làng đô thị xanh.
- Định hướng hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia.
- Định hướng hệ thống không gian công cộng như Trung tâm chính trị – hành chính, Trung tâm dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị; Chính những điều này sẽ giúp khu vực này phát triển đi lên theo hướng tích cực hơn.
- Định hướng phát triển không gian công nghiệp và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn đến năm 2030 và năm 2040.
- Định hướng ranh giới, cơ cấu tổ chức không gian nội thị mở rộng, ngoại thị, vùng phát triển đô thị, vùng công nghiệp, với việc gắn bó các đô thị lại với nhau, khiến cho không gian tươi mới và phát triển hơn rất nhiều.
- Định hướng về mật độ xây dựng, tầng cao, hệ số sử dụng đất toàn đô thị.
- Định hướng các trục không gian chủ đạo, các vùng kiểm soát kiến trúc đô thị.
Tính chất của quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc
- Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; sản xuất vật liệu mới.
- Đầu mối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, đây chính là điều kiện quan trọng và giúp ích cho vùng phát triển theo hướng tích cực hơn nhiều.
- Đô thị hiện đại, tổng hợp; Là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
- Phát triển đô thị bền vững, kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, mang đặc trưng phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục – đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Nguyên.
Lâm Đồng Real – nơi luôn chọn lọc và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bất động sản có giá trị cao. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu thị trường và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thông tin chi tiết về bất động sản Bảo Lộc hoặc đi tham quan trực tiếp, thực tế để tìm mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.