ĐẤT BẢO LỘC: KHI NÀO CẤM SANG TÊN SỔ ĐỎ ĐẤT NÔNG NGHIỆP?

0 0 votes
Article Rating

Cấm sang tên sổ đất Bảo Lộc dạng nông nghiệp được áp dụng đối với một số trường hợp người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho không đủ điều kiện, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền và buộc trả lại đất.

Sang tên Sổ đỏ trong bài viết này áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Điều kiện sang tên Sổ đỏ đất nông nghiệp

ĐẤT BẢO LỘC: KHI NÀO CẤM SANG TÊN SỔ ĐỎ ĐẤT NÔNG NGHIỆP?

(Điều kiện của bên chuyển nhượng, tặng cho).

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho khi có các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp.

Điều kiện 2: Đất không có tranh chấp.

Điều kiện 3: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Điều kiện 4: Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn sử dụng đất).

Ngoài điều kiện của bên chuyển nhượng, tặng cho để việc sang tên hợp pháp thì bên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải có đủ điều kiện (không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho).

4 trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai 2013, các trường hợp sau đây không được (cấm) nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (bao gồm cả đất nông nghiệp).

Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (không áp dụng đối với toàn bộ đất nông nghiệp mà chỉ cấm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất).

Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (chỉ áp dụng đối với đất trồng lúa).

– Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

– Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.

Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Hay nói cách khác, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng một số điều kiện:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

ĐẤT BẢO LỘC: KHI NÀO CẤM SANG TÊN SỔ ĐỎ ĐẤT NÔNG NGHIỆP?

Tóm lại: Pháp luật đất đai không “cấm sang tên Sổ đỏ đất nông nghiệp” trong mọi trường hợp, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có quy định không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong đó có đất nông nghiệp hoặc từng loại đất nông nghiệp cụ thể như đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng).

Lưu ý: Pháp luật chỉ cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho chứ không cấm nhận thừa kế.

Mức phạt khi nhận chuyển nhượng mà không đủ điều kiện

– Đối tượng bị xử lý: Người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

– Hành vi bị xử lý: Hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho khi không có đủ điều kiện (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trên thực tế).

– Mức xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện quy định tại Điều 191 và Điều 192 Luật Đất đai 2013 như sau:

TT Hành vi vi phạm Mức tiền phạt
1 Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Từ 01 – 02 triệu đồng
2 Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Từ 02 – 05 triệu đồng
3 Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời hạn 10 năm kề từ ngày có quyết định giao đất. Từ 03 – 06 triệu đồng
4 Tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Từ 30 – 50 triệu đồng

Ngoài việc bị phạt tiền thì người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; trừ trường hợp bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Pháp luật không cấm sang tên Sổ đỏ đất nông nghiệp trong mọi trường hợp. Nếu nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nhưng không đủ điều kiện sẽ bị phạt tiền và phải trả lại quyền sử dụng đất.

Lâm Đồng Real – nơi luôn chọn lọc và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bất động sản có giá trị cao. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu thị trường và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thông tin chi tiết về đất Bảo Lộc hoặc đi tham quan trực tiếp, thực tế để tìm mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

0 0 votes
Article Rating

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp trưởng phòng kinh doanh khu vực Lâm Đồng theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0903855518 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!






    Bài Viết Cùng Chuyên Mục

    0 0 votes
    Article Rating
    Subscribe
    Notify of
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Hotline: 0902474828

    Zalo Contact

    Zalo

    Báo giá

    Địa chỉ

    Videos

    Video ĐẤT BẢO LỘC: KHI NÀO CẤM SANG TÊN SỔ ĐỎ ĐẤT NÔNG NGHIỆP?

    0
    Bạn đang thắc mắc vấn đề nào đó? Hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nó! Rất nhanhx
    ()
    x