BẤT DỘNG SẢN BẢO LỘC: GIA HẠN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

0 0 votes
Article Rating

Bất động sản Bảo Lộc: văn bản quan trọng chứng minh việc được cấp phép xây mới, sửa chữa, cải tạo di dời công trình tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu rõ giấy phép xây dựng là gì? Khi nào bắt buộc và không bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở? Trường hợp thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép nhưng không thực hiện thì bị xử phạt thế nào? Giấy phép xây dựng hết hiệu lực thì có phải đi gia hạn lại hay không?

1. Giấy phép xây dựng là gì?

BẤT DỘNG SẢN BẢO LỘC: GIA HẠN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Đúng như tên gọi, đây là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựngCăn cứ Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, có 9 trường hợp xây dựng công trình mà không bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng, ví dụ như: Công trình bí mật Nhà nước, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; công trình được xây dựng ở nông thôn mà chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt…

Quy định xử phạt khi không có giấy phép xây dựngNgoại trừ những trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, chủ những trường hợp còn lại đều phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp công trình nhà ở riêng lẻ thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng nhưng không thực hiện, cố tình thi công thì chủ công trình sẽ bị lập biên bản, xử phạt hành chính và yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm.

Trường hợp đã thi công xong thì bị buộc tháo dỡ theo Khoản 11, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Cá nhân/hộ gia đình khi bị lập văn bản xử phạt có thể làm thủ tục đề nghị điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy tờ này thì công trình vẫn sẽ bị buộc tháo dỡ.

2. Điều kiện được cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
  • Thiết kế xây dựng nhà ở phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
  • Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn

  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
  • Trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng (Theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020):

– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng (Không bao gồm nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa).

3. Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

bất động sản Bảo Lộc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm các loại giấy tờ chính như sau:- Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng

– Bản vẽ thiết kế xây dựng- Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013, ví dụ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất…

– Cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ với các giấy tờ nêu trên, cá nhân/hộ gia đình đem nộp tại UBND cấp huyện nơi có thẩm quyền cấp phép đối với các công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng tại địa phương mà họ trực tiếp quản lý.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết, ngược lại nếu chưa đầy đủ sẽ thông báo cụ thể cho người dân biết để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Thời hạn để xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

4. Nhà đang xây mà giấy phép xây dựng hết hiệu lực thì có phải gia hạn không?

Nhiều trường hợp chủ công trình đã xin giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ với thời hạn 1 năm, nhưng do gặp khó khăn về tài chính hoặc lý do nào đó mà việc xây dựng bị trì hoãn. Khi có điều kiện tiếp tục xây sửa thì giấy phép lúc này đã sắp hết hạn, vậy có cần xin gia hạn hay không? Về vấn đề này, Khoản 3 Điều 99 Luật Xây dựng năm 2014 quy định cụ thể như sau: Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp phép xây dựng có thời hạn (ghi cụ thể trên giấy phép) nhưng việc xây dựng chưa được thực hiện theo quy hoạch thì chủ sở hữu cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn thời gian tồn tại của công trình cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Điều đó có nghĩa, khi giấy phép xây dựng hết hạn mà công trình chưa thực hiện thì chủ sở hữu công trình đó phải làm thủ tục đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét việc gia hạn.

Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng

– Chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng bao gồm: Đơn đề nghị được gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu và bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó.- Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi xây dựng công trình. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan này tiếp nhận và giải quyết trong vòng 5 ngày làm việc kể từ này nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Chủ công trình nhận kết quả xử lý hồ sơ (giấy phép xây dựng đã được đóng dấu gia hạn của UBND cấp huyện nơi xây dựng công trình đó). Lưu ý, chủ công trình sẽ phải nộp lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng, mức thu sẽ có sự khác biệt tùy vào quy định cụ thể ở từng địa phương.

Lâm Đồng Real – nơi luôn chọn lọc và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bất động sản có giá trị cao. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu thị trường và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tìm hiểu thông tin chi tiết về bất động sản Bảo Lộc hoặc đi tham quan trực tiếp, thực tế để tìm mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

0 0 votes
Article Rating

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp trưởng phòng kinh doanh khu vực Lâm Đồng theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0903855518 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!




    0 0 votes
    Article Rating
    Subscribe
    Notify of
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Hotline: 0903855518

    Zalo Contact

    Zalo

    Báo giá

    Địa chỉ

    Videos

    Video BẤT DỘNG SẢN BẢO LỘC: GIA HẠN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    0
    Bạn đang thắc mắc vấn đề nào đó? Hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nó! Rất nhanhx
    ()
    x